Các Xu Hướng Javascript Cực Phổ Biến Vào Năm 2022
Frameworks và thư viện JavaScript được ví như những ngôi sao trong dải ngân hà với số lượng rất lớn. May mắn thay, bạn không phải dành cả đời để tìm kiếm framework JavaScript phù hợp cho dự án của mình. Những gì cần làm ở đây chỉ là quan sát những xu hướng JavaScript hàng đầu trong năm 2022, và bài viết này của Tech Town sẽ giúp bạn tìm hiểu các xu hướng đó.
Các xu hướng phát triển JavaScript trong năm 2022
- React vẫn đứng top
Năm 2011, thư viện React ra đời để đáp ứng nhu cầu duy trì lưu lượng truy cập đang tăng mạnh của Facebook. Prototype trong giai đoạn đầu của React được gọi là FaxJS. Sau đó vào năm 2013, thư viện React đã trở thành một dự án mã nguồn mở do chính Facebook duy trì. Với nỗ lực của những người bảo trì, React là trung tâm của các thư viện dành cho nhà phát triển JavaScript hàng đầu. Nó được sử dụng bởi nhiều thương hiệu lớn như Pinterest, WhatsApp, Reddit, Netflix,…
Năm 2020 đánh dấu cho bản phát hành React lần đầu tiên không thêm tính năng mới. Thay vào đó, phiên bản này cho phép nâng cấp dần dần và tạo điều kiện dễ dàng để nhúng React vào các công nghệ khác.
Ngoài ra, nhóm React đã giới thiệu một số tính năng thử nghiệm như concurrency và zero-bundle-size server components. Nhờ kết xuất concurrent, kế hoạch React 18 được công bố vào năm 2021 sẽ tiếp tục được cải tiến. Chế độ concurrent giúp trì hoãn các thay đổi xuất hiện trên màn hình. Nó nâng cao hiệu suất ứng dụng và khác nhiều so với cách tiếp cận React trước đây.
Dựa trên phản hồi từ cộng đồng vào năm 2021, nhóm React đã thiết kế lại quy trình cho phép nâng cấp từ từ. Vì thế, bạn không cần phải vội vàng triển khai các tính năng mới vào sản phẩm. Tuy nhiên, hãy khám phá chúng vì chúng có thể trở thành một cột mốc quan trọng cho các xu hướng JavaScript framework.

- Vue tiếp tục phát triển
Vue.js được biết đến với tính module, độ đàn hồi và tính lũy tiến của nó. Lợi thế của Vue còn thể hiện qua cộng đồng lớn mạnh và nguồn tài liệu tốt.
Vào năm 2020, Vue.js-3.0 chính thức được phát hành trong sự mong đợi từ lâu của cộng đồng. Nó giúp hiệu suất ứng dụng được nâng cao, kích thước gói nhỏ hơn và hỗ trợ TypeScript nâng cao. Ngoài ra, nhóm Vue đã phát hành Composition API hỗ trợ công việc của các dự án quy mô lớn.
Tháng 8/2021 là thời điểm Vue 3.2 được phát hành với một số cải tiến lớn, Tech Town sẽ liệt kê ngay ở đây:
- Tăng hiệu suất hoạt động
- Hỗ trợ quy mô lớn
- Tích hợp TypeScript
- Các module phân lớp
- Xây dựng thư viện UI component
- TypeScript đang phát triển nhanh chóng
TypeScript là tập hợp của các “super” JavaScript, được phát hành bởi Microsoft vào năm 2012. Ý tưởng tạo ra nó xuất phát từ việc JS không hạn chế các loại đối tượng. Như tên gọi của nó, TypeScript hỗ trợ các kiểu tùy chọn mà JS đang thiếu. Cùng với đó, TypeScript cũng bổ sung thêm các enums để tạo điều kiện cho việc quản lý code.
Giải pháp từ Microsoft không phải là giải pháp duy nhất được giới thiệu trên thị trường. Tuy nhiên, khảo sát của State of JS mới nhất cho thấy TypeScript là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
TypeScript lấy cú pháp và ngữ nghĩa của JavaScript, và nó có một số tính năng bổ sung mà các nhà phát triển JavaScript mong đợi. TypeScript nâng cao năng suất lập trình và giúp duy trì dễ dàng các cơ sở code đang phát triển.
Những ưu điểm chính của TypeScript khiến nó trở thành một trong những xu hướng JavaScript phổ biến nhất:
- Nhập tĩnh tùy chọn.
- Phát hiện lỗi sớm.
- Các giải pháp hỗ trợ quy mô lớn.
- Được chấp nhận rộng rãi.
- Dễ dàng để làm quen.
Đó là lý do tại sao TypeScript trở thành ngôn ngữ được yêu thích thứ ba vào năm 2021 theo khảo sát của Stack Overflow Developer Survey. Các xu hướng JS chỉ ra rằng sự phổ biến của công nghệ này sẽ tiếp tục phát triển vào năm 2022.
Tuy nhiên, TypeScript cũng có những điểm yếu của nó. Code TypeScript cần được biên dịch thành code JavaScript thông thường để trình duyệt có thể thực thi. Khi thực hiện các dự án nhỏ, sự chậm trễ này có thể sẽ gây ảnh hưởng đáng kể, bạn cần cân nhắc về điều này.
- Node.js tăng đột biến về nhu cầu
Node.js là một công nghệ JavaScript được hỗ trợ bởi cộng đồng các nhà phát triển toàn cầu. Nó được sử dụng để xây dựng các ứng dụng front-end và back-end. Vào năm 2021, chúng ta đã chứng kiến sự tăng trưởng ổn định của Node.js về lượt tải xuống, với mức tăng đột biến vào tháng 10.
Node.js trở nên phổ biến vì tính linh hoạt của nó giúp cho việc phát triển nhanh hơn và mang lại hiệu suất cao cho các giải pháp.
Node.js cho phép tạo code nhẹ và linh hoạt, các ứng dụng có thể dễ dàng mở rộng bằng cách thêm các nút theo chiều dọc hoặc thêm tài nguyên theo chiều ngang. Cấu trúc module như vậy cho phép thay đổi giải pháp mà không ảnh hưởng đến hệ thống của nó.
Mỗi trường hợp sử dụng sau đều nhúng các khả năng của Node.js:
- Trang web có phương tiện và tài nguyên phát trực tuyến với nhiều tệp tải lên. Ví dụ: Netflix.
- Các ứng dụng thời gian thực xử lý nhiều tin nhắn ngắn với độ trễ nhỏ nhất. Ví dụ: LinkedIn và Trello.
- Các ứng dụng dựa trên microservices. Ví dụ: PayPal.
Ngoài ra, cộng đồng Node.js luôn đóng góp nguồn mở, cải thiện công cụ. Đó là lý do tại sao nó vẫn nằm trong số các công nghệ JavaScript mới nhất và xu hướng này có thể sẽ tiếp tục vào năm 2022.
- Jamstack phục vụ hàng triệu người dùng
Jamstack là một kiến trúc phát triển web cho phép người dùng xây dựng các trang web nhanh chóng và an toàn. Được thành lập bởi Netlify, Jamstack đã vượt xa JAM. Nó đề cập đến một phương pháp kiến trúc rộng rãi để tạo ra các trang với nhiều thư viện và phương pháp.
Các Khảo sát cộng đồng Jamstack phát hiện ra rằng 32% các nhà phát triển Jamstack làm việc trên các giải pháp thu hút hàng triệu người sử dụng. Các ví dụ nổi bật nhất về việc tận dụng tối đa Jamstack bao gồm Twilio và Spring.
Ưu điểm của Jamstack:
- Có thể tùy chỉnh khi cần thiết, vì vậy cần ít code hơn để thay đổi yêu cầu.
- Nội dung được phân phối qua CDN (mạng phân phối nội dung), đảm bảo hiệu suất tốt hơn.
- CDN giúp việc mở rộng quy mô trang web trở nên dễ dàng trong trường hợp website gặp phải sự giá tăng đột biến của lưu lượng truy cập.
- Các nhà phát triển website tập trung vào việc xây dựng các trang web dựa trên microservices không cần phụ thuộc vào cấu trúc monolithic structure.
- Các trang Jamstack nhanh và nhẹ. Điều này làm cho trang web được xếp hạng cao hơn, vì tốc độ tải là một trong những tiêu chí quan trọng.
- Chế độ Server-side rendering giúp tạo nội dung cho các trang web có tính năng động và linh hoạt khi người dùng yêu cầu.
- Các trang web Jamstack không có quan hệ trực tiếp với thông tin nhạy cảm. Vì vậy, chúng an toàn trước các cuộc tấn công của hackers.
Hạn chế của Jamstack:
- Các giải pháp có thể sử dụng API của bên thứ ba, chẳng hạn như biểu mẫu thời tiết hoặc xác thực người dùng. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn có backing code giúp trang web của bạn không bị ngừng hoạt động do lỗi API của bên thứ ba.
- Jamstack yêu cầu coding trong nhiều trường hợp, nó không hoàn toàn thân thiện với plugin. Do đó, bạn có thể cần thay đổi nếu giải pháp của bạn không được kết nối với CMS (hệ thống quản lý nội dung).
- Bạn cần xây dựng lại mọi trang sau khi thực hiện các thay đổi. Điều này thật bất tiện trong trường hợp một trang web có nhiều trang.
Dù tồn tại các nhược điểm như vậy, nhưng các kỹ sư Jamstack luôn làm việc chăm chỉ để giải quyết vấn đề. Với tất cả khả năng của họ, Jamstack hứa hẹn sẽ luôn là xu thế vào năm 2022.
Hy vọng những thông tin Tech Town mang đến sẽ hữu ích đối với bạn.
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ thách thức nào về mặt công nghệ.
TECH TOWN – GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CHO DOANH NGHIỆP CỦA BẠN
LIÊN HỆ:
📞Phone: +84 81-716-0331
🌐Website: https://techtown.asia
📧Email: info@techtown.asia
📍Địa chỉ: L17-11, Tầng 17, tòa nhà Vincom Center, số 72 Lê Thánh Tôn, p. Bến Nghé, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
– Văn phòng đại diện tại Nhật Bản: Floor 7, Honmachi Minami Garden City, 3-6-1 Kitakyuhoji Machi, Chuo-Ku, Osaka, 541-0057, Nhật Bản
– Văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ: 10802 Capital Ave, Garden Grove, CA 92843, United States
– Văn phòng đại diện tại Canada: 100 City Centre Dr. Unit 206 – Level 1, Mississauga, ON, L5B 2C9