TIN TỨC

CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ SỐ HÓA: ĐỪNG NHẦM LẪN

“Chuyển đổi số” và “số hóa” là những thuật ngữ thường xuyên được xuất hiện gần đây, đặc biệt là sau khi đại dịch covid-19 xuất hiện. Hai khái niệm này có tầm quan trọng rất lớn đối với một doanh nghiệp. Tuy vậy, nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ và phân biệt được hai thuật ngữ này, dẫn đến áp dụng không thành công. Vì vậy trong bài viết này của Tech Town, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa hai thuật ngữ “Chuyển đổi số” và “Số hóa” cũng như nguyên nhân dẫn đến thất bại khi thực hiện.

Chuyển đổi số là gì? 

Chuyển đổi số (digital transformation) là sự ứng dụng công nghệ và kỹ thuật số để cải thiện mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nó làm thay đổi cách thức làm việc, vận hành doanh nghiệp, mô hình kinh doanh, hoàn thiện tổ chức, con người,… Từ đó tạo ra những giá trị mới cho doanh nghiệp. Đồng thời nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp từ việc cung cấp cho khách hàng những giá trị và trải nghiệm tốt hơn.

Chuyển đổi số không chỉ tác động đến quy trình làm việc, mà còn ảnh hưởng đến văn hóa tổ chức của doanh nghiệp. Doanh nghiệp trước khi quyết định thực hiện chuyển đổi số cần chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý để thích ứng với sự thay đổi, bao gồm cả việc đào tạo nhân viên về mục tiêu chuyển đổi số.

Chuyển đổi số là xu hướng lớn nhất trong thế giới kinh doanh hiện nay, nó được áp dụng trong nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau như: Sản xuất, dịch vụ, ngân hàng, marketing,…

Số hóa là gì?

Số hóa là khái niệm dễ gây hiểu lầm vì chính nó cũng có hai hình thức khác nhau, đó là Số hóa dữ liệu (Digitization) và Số hóa quy trình (Digitalization).

Số hóa dữ liệu (Digitization) là hình thức chuyển đổi thông tin, dữ liệu, tài liệu từ dạng vật lý, analog sang định dạng kỹ thuật số. Ví dụ: Scan giấy tờ, chuyển đổi tài liệu giấy sang file lưu trữ trên máy tính…

Số hóa quy trình (Digitalization) là sử dụng những dữ liệu đã được chuyển đổi sang dạng kỹ thuật số như đã nói trên để thay đổi, cải tiến quy trình vận hành, làm việc và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ: Tài liệu sau khi được số hóa sẽ được lưu tại máy chủ công ty, sau đó được tải lên đám mây để mọi nhân viên đều có thể tìm kiếm và truy cập. Điều đó giúp cho quá trình làm việc được diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Tóm lại, số hóa tài liệu là bước khởi đầu để số hóa quy trình làm việc.

Giống và khác nhau

Chuyển đổi số giống với Số hóa ở điểm là đều áp dụng công nghệ, kỹ thuật số để tăng hiệu quả trong các hoạt động tại doanh nghiệp. Chúng đều đòi hỏi sự thay đổi trong quy mô và cách thức vận hành doanh nghiệp.

Còn điểm khác nhau là Số hóa sẽ đem lại lợi ích từ việc dữ liệu số hóa sẽ được dùng để tự động hóa quy trình, mang lại khả năng truy cập tốt hơn, nhưng Số hóa chưa thể tối ưu hoàn toàn quy trình. Trong khi đó, Chuyển đổi số là chuyển đổi một mô hình kinh doanh sang mô hình kỹ thuật số, nó đòi hỏi sự thay đổi về mô hình kinh doanh, cách đánh giá hoặc thậm chí là tái cấu trúc… bằng cách ứng dụng công nghệ. Tóm lại, nếu Số hóa là chuyển đổi dữ liệu, thì Chuyển đổi số sẽ sử dụng dữ liệu đó để phân tích, thay đổi quy trình vận hành, đưa ra các chiến lược tiếp theo cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, sự khác nhau của Số hóa và Chuyển đổi số còn thể hiện ở yếu tố con người và các giá trị bền vững. Bản thân Số hóa không thay đổi dữ liệu, mà thay đổi về cách thức lưu trữ và thao tác làm việc với dữ liệu. Còn Chuyển đổi số tác động lên toàn bộ doanh nghiệp, từ cơ cấu tổ chức, cách tư duy đến mô hình kinh doanh. Nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược lâu dài, khai thác dữ liệu được số hóa để thay đổi cách hoạt động của doanh nghiệp, từ dữ liệu có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Thêm nữa, yếu tố quan trọng nhất trong Chuyển đổi số là con người, từ lãnh đạo đến nhân viên cần thay đổi tư duy để thích ứng với sự chuyển đổi.

Cuối cùng, Số hóa là công việc có deadline và có thể thực hiện trong thời gian ngắn, còn Chuyển đổi số là một quá trình dài hơi mà không thể hoàn thành ngay lập tức. Có thể coi Số hóa là bước đệm để thực hiện Chuyển đổi số.

Những nguyên nhân khiến số hóa, chuyển đổi số thất bại

Thiếu lãnh đạo có năng lực đổi mới là một trong những lý do chính khiến nhiều doanh nghiệp thất bại. Những công việc này đòi hỏi sự phục vụ của những chuyên gia/ nhà lãnh đạo có năng lực đổi mới, ý thức rõ ràng về tầm quan trọng của chuyển đổi số, quyết đoán và có thể truyền cảm hứng đến các nhân viên. Tất nhiên, những nhà lãnh đạo hiểu được bản chất của Chuyển đổi số và Số hóa sẽ giúp họ áp dụng hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, vẫn còn những doanh nghiệp hiện nay chưa mạnh tay đầu tư vào chuyển đổi số. Cơ sở hạ tầng phần cứng vẫn chiếm tỷ trọng đầu tư cao, trong khi đó các phần mềm hiện đại như quản trị nguồn lực (CRM) lại chiếm rất ít, mặc dù chúng thực sự mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tâm lý sợ thất bại, ngại thay đổi cũng là một trong những lý do chưa nên bắt đầu chuyển đổi số.

Chúng ta phải thừa nhận rằng, muốn doanh nghiệp tồn tại và phát triển, cần làm hài lòng được khách hàng cũ và thu hút được khách hàng mới, kéo theo đó thì việc lưu trữ ổn định và tối ưu dữ liệu khách hàng là tuyệt đối cần thiết. Thế nhưng hiện nay, vẫn còn một số doanh nghiệp nhỏ đặc biệt là startups chưa thấy được tầm quan trọng của vấn đề này.

Vậy phương pháp thành công là gì?

Để thành công, chúng ta hãy suy nghĩ đơn giản rằng: Đầu tư từ cái nhỏ nhất, đi chậm nhưng chắc, kiểm soát chặt chẽ trong mỗi giai đoạn, số hóa và khai thác dữ liệu khách hàng – đó là chìa khóa quan trọng giúp doanh nghiệp chiến thắng trên thương trường, đồng thời cũng là thành trì vững chắc bảo vệ các giá trị của doanh nghiệp.

Hơn hết, dữ liệu khách hàng giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng, từ đó tăng cường sự hài lòng của khách hàng và duy trì mối quan hệ bền vững, tăng doanh số và củng cố vị thế trên thị trường.

Hy vọng những thông tin Tech Town mang đến ở trên sẽ hữu ích đối với doanh nghiệp. Nếu quý đối tác có dự định triển khai chuyển đổi số nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, Tech Town đã sẵn sàng để giúp đỡ.

Tech Town là công ty công nghệ đến từ Việt Nam, có văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Hà Lan,… Là nhà tư vấn chuyển đổi số doanh nghiệp uy tín, chuyên thực hiện các dự án phát triển phần mềm tùy chỉnh với việc ứng dụng các kỹ thuật công nghệ hiện đại nhất như AI, Machine Learning, Blockchain… Trong hơn 4 năm hoạt động, Tech Town đã trở thành đối tác tư vấn chuyển đổi số uy tín được tín nhiệm bởi startups và enterprises đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Canada, Hà Lan, Nhật Bản, Anh Quốc cùng các quốc gia phát triển khác.

Hãy liên hệ với chúng tôi nếu doanh nghiệp bạn có bất kỳ thách thức nào về mặt công nghệ!

Author

admin

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.