TIN TỨC

HIỂU RÕ NHỮNG KHÚC MẮC NÀY, QUÁ TRÌNH OFFSHORING CỦA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM SẼ TRỞ NÊN TRƠN TRU

Xu hướng doanh nghiệp Nhật Bản phát triển offshore tại Việt Nam đang ngày càng phổ biến, đồng nghĩa với việc liên lạc và trao đổi giữa doanh nghiệp hai nước cũng đang dần tăng cao. Trong quá trình hợp tác offshoring đã xuất hiện một số vấn đề khó khăn, trở ngại và tạo ra sự xa cách trong công việc. Điều chúng ta cần là nghiêm túc nhìn nhận những vấn đề đó để có những giải pháp khắc phục, cải thiện mọi mặt cho dự án của doanh nghiệp. Dưới đây là một số vấn đề khó khăn khi doanh nghiệp Nhật Bản phát triển offshore tại Việt Nam mà Tech Town đã rút ra được sau hơn 4 năm hợp tác với doanh nghiệp tại xứ sở Mặt Trời Mọc.

1. Đôi khi xảy ra chậm trễ

Vấn đề này chủ yếu gây ra bởi sự hiểu nhầm, khi các đối tác bên phía Nhật Bản chốt spec hay cung cấp design chậm, đội phát triển ở Việt nam thường nghĩ rằng dự án này không quá gấp rút, dẫn đến cả hai bên phải chờ nhau và làm chậm tiến độ chung.

Ngoài ra, các đối tác Nhật Bản rất thường chậm trễ khi trả lời những câu hỏi từ đội Việt Nam, có thể là vài ngày hoặc thậm chí vài tuần. Nhưng khi cuối dự án thì bên Nhật thường yêu cầu Việt Nam trả lời ngay trong vài phút. Điều này là không hợp lý trong công việc.

Để giải đáp những khúc mắc của doanh nghiệp Nhật về tốc độ chậm khi làm việc với Việt Nam, thì chúng tôi cho rằng sự chậm trễ cũng là một phần nguyên nhân từ phía Nhật Bản. Vì vậy, chúng ta cần chủ động đốc thúc lẫn nhau, thường xuyên liên lạc để duy trì được tiến độ. Nếu là dự án ngắn đòi hỏi tốc độ nhanh, thì cả hai phía phải thống nhất và ý thức được vấn đề tốc độ ngay từ trước khi bắt đầu dự án.

2. Phản luận khi đã thống nhất trong cuộc họp

Có rất nhiều trường hợp là cả hai bên Nhật Bản và Việt Nam đã thống nhất cách thức implement, plan của dự án và những giải pháp/ điều chỉnh của leader từ phía Việt Nam, nhưng sau cuộc họp rất thường xuyên xảy ra những phản luận từ phía đối tác Nhật. Phải kể đến việc khởi động lại cuộc họp là rất vất vả.

Trên thực tế, đây là vấn đề về giao tiếp. Nguyên nhân có thể do rào cản ngôn ngữ hay khả năng diễn đạt ý kiến logic bằng tiếng Nhật của các leaders người Việt chưa thực sự trôi chảy. Vì vậy, không nên quyết định một vấn đề theo cách “không có ý kiến thì đồng nghĩa với đồng ý”, mà hãy tăng cường khai thác mọi mặt của vấn đề và cùng nhau giải quyết triệt để ngay trong buổi họp, và hãy chắc chắn rằng sẽ không có thay đổi gì sau cuộc thảo luận. 

3. Làm giống như sản phẩm nào đó có sẵn

Nhiều đối tác doanh nghiệp Nhật Bản trong dự án phát triển sản phẩm đã bỏ qua việc tạo spec và yêu cầu đội ngũ tại Việt Nam làm “giống với mẫu bên A B C…”. Tuy nhiên, những yêu cầu phát sinh trong dự án của đối tác Nhật thường là tích hợp thêm chức năng này – kia, không cần theo giống như A B C… 

Điều đó gây ra sự rời rạc trong sản phẩm cuối cùng, bởi vì không ai có thể nắm được hình dung thật của sản phẩm là gì và có thể dẫn đến thất bại. Hầu hết các đội phát triển chuyên nghiệp không thể lấy một sản phẩm có sẵn và trích dẫn một cách đơn giản vào tài liệu spec, mà tài liệu này cần phải bỏ công sức để tạo ra một hình ảnh riêng biệt cho đối tác. Hãy hình dung rằng, chúng ta không thể tưởng tượng nhân vật của cuốn truyện này tương tự với một tác phẩm khác, tài liệu spec cũng vậy.

4. Mất nhiều thời gian cho những chỉnh sửa nhỏ

Có nhiều trường hợp bên phía Nhật Bản yêu cầu sửa text hay một thứ gì đó đơn giản, dự kiến sẽ hoàn thành chỉ sau 1 – 2 tiếng đồng hồ, nhưng những việc này thường bị kéo dài đến cả ngày. Nguyên nhân chính là bởi khi chỉnh sửa hay thay đổi, nó sẽ gây ra ảnh hưởng đến nhiều chức năng liên quan khác, công ty offshore bên phía Việt nam sẽ đặt câu hỏi và cần sự quyết định của đối tác Nhật. Tuy nhiên, bên phía Nhật thường bất mãn khi trả lời những câu hỏi như vậy vì thiếu sự tin tưởng vào kỹ năng của người Việt Nam. Từ đó dẫn đến leader người Việt Nam e sợ và phản ứng thận trọng hơn mức cần thiết, kết quả là tốn nhiều thời gian hơn.

Thể hiện sự phẫn nộ là cần thiết trong công việc, nhưng đối với offshore thì khác, mọi người thường làm việc cùng nhau mà không hề gặp mặt. Vì vậy, hãy xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau và đề cao tinh thần teamwork. Có khúc mắc mới có câu hỏi, và những câu hỏi đó nên được giải quyết bằng thái độ thông cảm và hỗ trợ lẫn nhau vì mục tiêu chung. 

5. Phía Nhật Bản tự mình quyết định quá nhiều

Khi dự án đang được thực thi, đối tác Nhật Bản sẽ đóng vai trò kiểm chứng, đánh giá và đưa ra một chỉ thị khác hoàn toàn. Ví dụ như bên Nhật yêu cầu làm AB, khi nhận được kết quả AB và thấy không giống với ý muốn => Yêu cầu làm lại BC. Việc này khiến cho bên phía offshore Việt Nam không biết được tiêu chuẩn nào là đúng, khiến cho việc xuất data thỏa mãn được hết các yêu cầu của Nhật sẽ tốn nhiều thời gian hơn. Việc trao đổi cũng kéo dài hơn và làm mất đi ý nghĩa của việc offshore. Do vậy phía Nhật Bản cũng cần share đầy đủ thông tin, yêu cầu mà mình muốn, sao cho phía Việt Nam có thể tự mình phân loại được data.

Ứng phó với những rào cản.

Phần lớn các đối tác người Nhật mà Tech Town đã từng hợp tác đều nghĩ rằng người Việt đã quá quen thuộc với người Nhật, hiểu rành rọt tiếng Nhật cũng như nắm bắt được cách suy nghĩ của người Nhật. Vì những hiểu lầm đó mà xảy ra những tình huống người Nhật muốn không nói nhưng cần đối tác của mình phải tự mà hiểu. Tuy nhiên không giống như người trong nước, người Việt Nam vẫn là người nước ngoài, họ mong muốn đối tác của mình thông cảm cho những rào cản về ngôn ngữ hay văn hóa mà giải thích nhiều hơn, liên lạc và trao đổi nhiều hơn để cả đôi bên cùng hiểu nhau.

Không thứ gì hoàn hảo 100%, trước những vấn đề nêu trên thì Việt Nam vẫn là điểm đến offshoring ưa thích của các doanh nghiệp Nhật Bản bởi nhiều lý do như trình độ kỹ sư cao, chi phí tối ưu cùng môi trường IT ổn định và có tiềm năng phát triển mạnh. Nếu đối tác doanh nghiệp Nhật Bản có nhu cầu phát triển offshore tại Việt Nam nhưng chưa có lựa chọn phù hợp, thì Tech Town, với kinh nghiệm làm việc với doanh nghiệp Nhật lâu năm và được sự tín nhiệm cũng như hài lòng trong các dự án, rất xứng đáng được đối tác cân nhắc lựa chọn.

Tech Town là công ty công nghệ đến từ thành phố Hồ Chí Minh – thành phố phát triển và năng động nhất tại Việt Nam, là đối tác offshoring IT đáng tin cậy của các doanh nghiệp tại Nhật Bản. Chúng tôi cung cấp cho các đối tác doanh nghiệp tại Nhật Bản sự hỗ trợ từ các chuyên gia công nghệ người Việt Nam có trình độ cao, kinh nghiệm lâu năm, thành thạo nhiều ngôn ngữ lập trình như: Ruby on Rails, Node JS, PHP, Java, Python…, ứng dụng công nghệ hiện đại trong phát triển phần mềm như: AI, Machine Learning, Blockchain… luôn tận tâm và chuyên nghiệp trong thực hiện dự án, đặc biệt là tác phong làm việc linh hoạt, nhanh chóng, hợp ý doanh nghiệp Nhật.

Hãy liên hệ với chúng tôi nếu doanh nghiệp bạn có bất kỳ thách thức nào về mặt công nghệ.

Author

admin

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.