MINI APP LÀ GÌ? TẠI SAO NÓ LÀ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG PHÙ HỢP VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
Phát triển ứng dụng là nhiệm vụ thiết yếu trong kinh doanh, nhưng công việc này đòi hỏi rất nhiều thời gian, tiền bạc cho việc lên ý tưởng, phát triển, testing, khởi chạy, quảng cáo… mà doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ không thể đáp ứng tất cả với nguồn lực hạn chế. Trước bối cảnh đó, rất nhiều doanh nghiệp đang bắt đầu đầu tư vào mini app và chạy nó trên một ứng dụng mẹ, đó là giải pháp để mang lại cho khách hàng trải nghiệm ứng dụng nhỏ gọn hơn với mức chi phí đầu tư cũng hợp lý hơn. Vậy mini app là gì? Cùng Tech Town tìm hiểu ngay trong bài viết này.
Mini app là gì?
Mini App (tiểu ứng dụng) dùng để mô tả những ứng dụng có dung lượng nhỏ (thường là 2 – 4 MB) chạy bên trong một siêu ứng dụng (như các sàn thương mại điện tử, ví điện tử,…), cho phép sử dụng mà không cần phải tải về, cập nhật hay làm bất cứ điều gì từ cửa hàng ứng dụng. Sự kết hợp này cung cấp cho người dùng hàng loạt tính năng và dịch vụ mà không cần phải dùng hàng loạt ứng dụng khác nhau.
Nhờ có mini app, doanh nghiệp có thể dành sự tập trung vào việc phát triển dịch vụ cốt lõi của mình và mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng của nền tảng, trong khi vẫn thừa hưởng được toàn bộ những công nghệ có sẵn mà nhà cung cấp mang đến.
Mini app được dự đoán là xu hướng thương mại trong tương lai, nó giúp xóa bỏ rào cản giữa nhà phát triển và doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô và gia tăng doanh số.
Ưu điểm của Mini App
Không mất phí đăng ký
Các doanh nghiệp chủ của các siêu ứng dụng như WeChat, Alipay, Grab… đều cho phép các thương hiệu khác tham gia vào nền tảng của họ miễn phí. Cũng vì thế mà họ phải chi trả cho các đội ngũ IT in-house hoặc các đơn vị outsource để phát triển mini app.
Tiết kiệm thời gian
Không phức tạp như các native apps hoặc hybrid apps, mini apps có hệ thống framework, code sẵn và APIs (giao diện lập trình ứng dụng) đơn giản, giúp các lập trình viên tiến hành phát triển mini app nhanh chóng mà không tốn quá nhiều thời gian và chi phí.
Tiếp cận hệ sinh thái người dùng rộng lớn
Việc phát hành mini app trên các siêu ứng dụng sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận hàng triệu người dùng sẵn có từ nền tảng siêu ứng dụng đó. Ngoài nguồn khách hàng dồi dào, doanh nghiệp còn có thể tận dụng các tiện ích có sẵn trong hệ sinh thái siêu ứng dụng như thanh toán trực tuyến, giao hàng, quảng cáo,…
Nâng cao trải nghiệm người dùng
Dung lượng của các mini app nhỏ hơn rất nhiều so với native apps và hybrid apps, nhờ vậy mà các ứng dụng này đem lại trải nghiệm sử dụng rất nhanh và mượt mà. Ngoài ra, từ việc tận dụng hệ sinh thái của siêu ứng dụng như đã nói trên, người dùng sẽ có trải nghiệm sử dụng liền mạch từ khâu chọn sản phẩm, mua, thanh toán, theo dõi đơn hàng, hỗ trợ, khiếu nại, tích lũy voucher,… chỉ trên một nền tảng duy nhất.
Cải thiện trải nghiệm mua sắm đa kênh
Mini app mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tuyệt vời, vượt ra ngoài khuôn khổ giao diện, tính năng cố định của nền tảng siêu ứng dụng. Từ đó thúc đẩy quyết định mua hàng/ sử dụng dịch vụ của khách hàng hiệu quả hơn bất kỳ giải pháp nào khác.
Chăm sóc khách hàng hiệu quả
Khả năng tùy chỉnh đa dạng của mini app cho phép doanh nghiệp dễ dàng bổ sung những tính năng chăm sóc khách hàng tối ưu như tích điểm, đổi lấy ưu đãi, thẻ khách hàng vip hoặc thậm chí là tự động chúc mừng sinh nhật khách hàng.
Khởi đầu tốt cho quá trình xây dựng website thương mại điện tử của riêng
Lấy một ví dụ về quá trình tham gia thương mại điện tử như sau: Kinh doanh trên mạng xã hội → Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử → Mini app → Website và app đơn giản → Website và app phức tạp. Trong đó, mini app là một bước đệm hoàn hảo để doanh nghiệp thích nghi với các hạ tầng công nghệ, môi trường hệ sinh thái và lên chiến lược cho các dự án mở rộng quy mô kinh doanh trực tuyến hiệu quả.
Nhược điểm của Mini App
Không có cơ sở dữ liệu
Việc phát hành mini app trên super app đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải chấp nhận thất thoát dữ liệu khách hàng của mình vào tay chủ nền tảng, bởi vì tất cả mã nguồn, data đều được lưu trữ trên server của các super app.
Chưa thể hiện được toàn bộ nét riêng của doanh nghiệp
Mini app tuy là app của riêng doanh nghiệp, nhưng nếu muốn tham gia hệ sinh thái của super app thì phải tuân thủ một số tiêu chuẩn như framework, APIs, UI Component để đồng bộ với giao diện của ứng dụng mẹ. Điều đó giúp cho trải nghiệm người dùng thêm nhất quán, nhưng trái lại không thể hiện được đặc trưng riêng của thương hiệu.
Tóm lại, mini app là bước khởi đầu hiệu quả cho doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường thương mại điện tử nhờ tận dụng những lợi thế có sẵn từ siêu ứng dụng. Những nhược điểm trên chính là lời nhắc các doanh nghiệp cần nhìn nhận và chấp nhận đánh đổi trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Các loại hình mini app
Dưới đây là 3 loại hình mini app phổ biến hiện nay mà doanh nghiệp có thể lựa chọn đầu tư:
- Mini App trên nền tảng Social: cho phép doanh nghiệp thiết kế và xây dựng trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Twitter. Đây cũng chính là nền tảng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất trong giai đoạn hiện nay.
- Mini App trên sàn thương mại điện tử: Cũng tương tự như nền tảng social, việc sở hữu một mini app trên các sàn thương mại điện tử đã trở thành một điều tương đối đơn giản và nhanh chóng cho các doanh nghiệp. Hiện nay, hầu hết các sàn thương mại điện tử đều đã có một website riêng phục vụ cho mục tiêu bổ sung kiến thức, giúp đỡ doanh nghiệp nhiều hơn khi tạo mini app.
- Mini App trên ứng dụng tài chính: Các siêu ứng dụng ví điện tử, thanh toán đang hỗ trợ rất nhiều giúp doanh nghiệp triển khai mini app của chính mình trên nền tảng có sẵn của họ. Thông qua đó mà doanh nghiệp có thể nhanh chóng tiếp cận với hàng triệu người dùng siêu ứng dụng tài chính.
Hy vọng thông tin mà Tech Town vừa mang đến sẽ hữu ích đối với doanh nghiệp bạn.
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu doanh nghiệp bạn có bất kỳ thách thức nào về mặt công nghệ!