MỞ RỘNG QUY MÔ STARTUP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ XOAY QUANH
Có thể nói, văn hóa của các công ty startup công nghệ là động lực mở rộng quy mô kinh doanh nhanh chóng. Công nghệ tốt nhất, thu hút được càng nhiều người dùng càng tốt, mục tiêu không chỉ dừng lại ở xây dựng sản phẩm tốt mà còn phải mở rộng quy mô kinh doanh nhanh nhất, kiếm được nhiều doanh thu trong thời gian ngắn nhất. Nhưng tiếc rằng, đó là ý tưởng sai lầm dẫn đến thất bại của nhiều startups. Lý do là tại sao? Bài viết này của Tech Town sẽ cùng bạn bàn luận về vấn đề đó.
Cần phải nói thêm, mở rộng quy mô là rất quan trọng, nhưng chỉ khi startups tập trung vào những thứ cốt lõi. Trong giai đoạn phát triển startup, chiến lược không nên dựa trên mục tiêu tăng số lượng khách hàng, mà chúng ta cần lấy khách hàng làm trung tâm. Nhiệm vụ quan trọng hơn ở đây là cải thiện quan điểm của khách hàng về startup của bạn, từ đó xây dựng thương hiệu. Nếu làm được những điều đó, nhiều cơ hội sẽ được mở ra theo sau.
Tại sao giả định của bạn là sai?
Những ý tưởng ban đầu luôn hướng đến mở rộng quy mô, mục tiêu là có được nhiều khách hàng, từ đó có nhiều doanh thu hơn. Nhưng điều tồi tệ là nhu cầu khách hàng thực sự rất khó đo lường, và đôi khi công ty startup hoạt động là chỉ để đo lường điều đó. Sự tăng trưởng của khách hàng là rất dễ đo lường, cho dù đó là mua sản phẩm hay truy cập vào trang web. Thêm vào đó, nhiều lập luận chỉ ra rằng nếu nhiều người mua những gì bạn đang bán, có nghĩa là họ thích những gì bạn đang làm.
Cuối cùng, họ cho rằng thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng là thước đo chuẩn nhất để đo lường sự hài lòng của khách hàng. Nếu đúng là như vậy, thì MySpace vẫn đang cạnh tranh với Facebook và RadioShack sẽ đè bẹp Amazon.
Trong thị trường hiện tại, không ai có thể nhận định được chất lượng sản phẩm của mình lâu dài. Nếu ai đó phát triển một giải pháp độc đáo nào, thì một đối thủ cạnh tranh hoặc bất cứ doanh nghiệp nào đang tìm cách mở rộng tệp khách hàng sẽ phát triển một giải pháp tương tự như vậy. Nếu startups tập trung vào phát triển một giải pháp có thể nhân rộng để có thể bán cho nhiều khách hàng hơn, thì đối thủ cạnh tranh cũng sẽ dễ dàng tạo ra giải pháp tương tự và mở rộng quy mô. Do đó, sự cạnh tranh trong lĩnh vực “quy mô” của startups sẽ dựa trên giá cả và marketing, vì đó là những khác biệt duy nhất.
Trái lại, việc cạnh tranh chỉ hoàn toàn dựa trên giá cả và khả năng tiếp cận sản phẩm luôn dẫn đến việc giảm tỷ suất lợi nhuận và tăng ngân sách marketing. Kết quả là dù có thành công trong việc giữ chân một số khách hàng, startups vẫn sẽ thất vọng trong báo cáo doanh thu.
Tìm cách làm những điều không theo quy mô
Cho đến tận tháng 7 năm 2013, mọi người thường hiểu rằng một startup thành công là một startup có thể mở rộng quy mô một cách nhanh chóng và hiệu quả. Điều đó đã thay đổi khi Paul Graham xuất bản một bài luận về Lý do tại sao điều quan trọng đối với startup ban đầu là làm việc không theo quy mô. Mặc dù tiêu đề của ông gây ra khá nhiều tai tiếng trong giới công nghệ, nhưng những điều mà Graham nói đến không chỉ là việc mở rộng quy mô doanh nghiệp, mà còn thay đổi quan điểm của các startups từ phát triển năng lực kỹ thuật sang nâng cao năng lực cá nhân.
Nhiều công ty startup tập trung vào thành phần kỹ thuật của sản phẩm, nhưng nó không thể làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Đây là những thành phần cần thiết để một startup thành công, nhưng chúng không thể đảm bảo sự thành công cho startup.
Thành công trong kinh doanh đến từ việc làm những điều đối thủ cạnh tranh không thể, hoặc không sẵn sàng làm.
Graham tin rằng những người sáng lập startups không muốn dành thời gian để nâng cao năng lực cá nhân của họ. Hiểu khách hàng cũng quan trọng như hiểu công nghệ, vì vậy Graham đề xuất các bước để startups “không mở rộng quy mô” mà tập trung tìm hiểu nhu cầu khách hàng.
Graham gợi ý rằng các startups trong giai đoạn đầu phải tích cực tiếp cận khách hàng bằng cách nói chuyện với họ. Cuộc trò chuyện theo ý ông không phải để tìm cách bán sản phẩm, mà để lắng nghe các trường hợp sử dụng của khách hàng và giải thích cách sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu cụ thể của họ.
Mấu chốt trong bài luận của ông chính là sự “kiên nhẫn”. Sự kiên nhẫn để tương tác trực tiếp với khách hàng mà không cố gắng bán hàng với số lượng lớn. Sự kiên nhẫn để nhận thức về những thách thức mà thị trường mục tiêu của startups phải đối mặt, từ đó điều chỉnh sản phẩm để đáp ứng những thách thức đó. Sự kiên nhẫn ở đây bảo đảm được khách hàng không chỉ hài lòng về việc mua hàng, mà còn hài lòng về trải nghiệm sử dụng. Tất cả đều cần thời gian.
Mở rộng quy mô vẫn quan trọng
Có nhiều lý do chính đáng để chứng minh sự kiên nhẫn là điều mà ít công ty startup có được. Việc thu hút vốn đầu tư phụ thuộc vào khả năng chứng minh sức hút của công ty thông qua việc giữ chân khách hàng và tăng trưởng. Graham đã điều hành YCombinator, điều đó có nghĩa là những doanh nghiệp mà ông cố vấn đều đã nhận được vốn đầu tư để phát triển sản phẩm. Nó cho thấy những doanh nhân này thực sự có đủ vốn để mở rộng quy mô, và vẫn dành thời gian để làm những việc “không theo quy mô”.
Thách thức ở đây là phải dung hòa giữa phát triển dựa theo nhu cầu khách hàng và tạo ra sự tăng trưởng khách hàng.
Tất cả chỉ cần thời điểm
Câu trả lời cho vấn đề nãy giờ là startups cần làm cả hai. Đầu tiên, các bạn cần hiểu thị trường mục tiêu của mình một cách sâu sắc và đầy đủ. Khi đã có được sự hiểu biết đó, hãy chuyển sự chú tâm của mình qua việc mở rộng quy mô cho startup. Trước đây chúng ta đã nhắc tới phương pháp khởi nghiệp tinh gọn (Lean startup), nó nhắc đến việc liên tục lặp lại các quy trình của prototype và nỗ lực khám phá ra chiến lược tốt nhất cho startup. Những nguyên tắc này không chỉ áp dụng cho các thành phần kỹ thuật của doanh nghiệp mà còn cho cả các nỗ lực tiếp cận khách hàng của startup.
Nếu startups sử dụng các MVP trong bối cảnh của Nguyên tắc Lean startup, các sẽ có thể nhanh chóng xác định được những gì khách hàng của mình muốn và sau đó có thể chuyển sang các MVP có độ trung thực cao hơn nhằm giúp mở rộng quy mô kinh doanh của startup. Kết quả là bạn đạt được cả hai mục tiêu.
Dịch vụ lập trình và thiết kế MVP tại Tech Town
Nắm rõ được nhu cầu phát triển MVP của startups, Tech Town sẽ giúp các bạn phát triển sản phẩm MVP với chi phí tối ưu, tích hợp các tính năng cốt lõi mà vẫn đảm bảo giao diện đẹp và thân thiện, mang lại trải nghiệm hấp dẫn cho đối tượng mục tiêu và gây ấn tượng tốt đối với họ.
Đội ngũ của chúng tôi là những kỹ sư và designer dày dạn kinh nghiệm phát triển phần mềm tùy chỉnh cho startups, chúng tôi có thể tham gia vào bất kỳ giai đoạn nào trong dự án phát triển sản phẩm phần mềm như: Xây dựng prototype để startups trình bày với nhà đầu tư, phát triển MVP, phát triển phần mềm hoàn chỉnh hay bảo trì và nâng cấp phần mềm… Chúng tôi rất hân hạnh được trở thành đối tác công nghệ của startups.
Bạn có một ý tưởng, Tech Town có thể biến nó thành hiện thực. Hãy liên hệ với chúng tôi để thảo luận về ý tưởng của bạn.