THỰC TẾ TĂNG CƯỜNG VÀ THỰC TẾ ẢO LÀ GÌ? CHÚNG ĐÓNG VAI TRÒ GÌ TRONG THẾ GIỚI KINH DOANH
Thực tế tăng cường (AR) và Thực tế ảo (VR) là cầu nối liên kết giữa thế giới kỹ thuật số và thế giới vật lý. Chúng giúp tăng cường tính trực quan trong truyền tải thông tin, hơn cả thế giới thật. Trong đó, AR mở ra nhiều cách để công nghệ có thể trợ giúp chúng ta trong các hoạt động hàng ngày như tìm kiếm thông tin, mua sắm hay thể hiện bản thân. Còn với VR, nó cho phép chúng ta trải nghiệm cảm giác đi đến bất kỳ đâu, dù cho địa điểm đó có thực hay không. Không thể chỉ dừng lại ở đây, hãy cùng Tech Town tìm hiểu sâu hơn về 2 công nghệ đó trong bài viết này.
Thực tế tăng cường và thực tế ảo là gì?
Thực tế tăng cường và thực tế ảo là những công nghệ thực tế có thể nâng cao hoặc thay thế môi trường thực bằng môi trường giả lập. AR tăng cường môi trường xung quanh người dùng bằng cách thêm các yếu tố kỹ thuật số vào góc nhìn trực tiếp, thường bằng cách sử dụng máy ảnh trên điện thoại thông minh. Là một dạng thực tế “ảo” hơn, VR là một trải nghiệm hoàn toàn nhập vai thay thế môi trường đời thực bằng môi trường giả lập.
Trong AR, một môi trường ảo được thiết kế để cùng tồn tại với môi trường thực, với mục tiêu là cung cấp thông tin và cung cấp thêm dữ liệu về thế giới thực, giúp người dùng có thể truy cập mà không cần phải tìm kiếm. Ví dụ: các ứng dụng AR công nghiệp có thể cung cấp thông tin khắc phục sự cố tức thì khi dùng một thiết bị cầm tay chĩa vào thiết bị bị lỗi.
VR bao gồm một mô phỏng môi trường hoàn chỉnh thay thế thế giới của người dùng bằng một thế giới hoàn toàn ảo. Bởi vì những môi trường ảo này 100% được tạo ra, chúng thường được thiết kế xa vời hơn cuộc sống thực. Ví dụ: VR có thể cho phép người dùng được tỉ thí với phiên bản hoạt hình của Mike Tyson trong một võ đài ảo.
Mặc dù cả VR và AR đều được thiết kế để mang lại một môi trường giả lập cho người dùng, nhưng về cơ bản là chúng khác nhau và liên quan đến các trường hợp sử dụng khác nhau. Ngoài các mục đích giải trí, AR cũng ngày càng được các doanh nghiệp sử dụng vì khả năng tạo lớp phủ thông tin bổ sung hữu ích trong thế giới thực.
Chúng ta sẽ cùng đi sâu vào cách cả hai công nghệ thực tế này hoạt động, với trọng tâm là các trường hợp trong kinh doanh của AR trong các phần tiếp theo.
Sự khác biệt giữa AR và VR là gì?
Mặc dù cả hai công nghệ đều liên quan đến thực tế giả lập, nhưng AR và VR dựa trên các thành phần cơ bản khác nhau và thường phục vụ các đối tượng khác nhau.
Trong thực tế ảo, người dùng hầu như luôn đeo kính che mắt và tai nghe để thay thế hoàn toàn thế giới thực bằng thế giới ảo. Ý tưởng của VR là loại bỏ thế giới thực càng nhiều càng tốt và cách ly người dùng khỏi nó. Khi vào bên trong, vũ trụ VR có thể được code để cung cấp bất kỳ thứ gì, từ trận chiến kiếm ánh sáng với Darth Vader đến một cuộc tái tạo trái đất thực tế (hiện chưa hoàn chỉnh). Ngoài ra, VR có một số ứng dụng kinh doanh trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm, đào tạo, kiến trúc và bán lẻ, ngày nay thì phần lớn các ứng dụng VR đang được xây dựng xoay quanh lĩnh vực giải trí, đặc biệt là game.
Mặt khác, thực tế tăng cường tích hợp thế giới giả lập với thế giới thực. Trong hầu hết các ứng dụng hiện nay, người dùng dựa vào màn hình điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng để thực hiện điều này, hướng camera của điện thoại vào điểm quan tâm và ghi hình – phát trực tiếp cảnh đó trên màn hình. Sau đó, màn hình được phủ lên bởi thông tin hữu ích như hướng dẫn sửa chữa, thông tin điều hướng hoặc dữ liệu chẩn đoán.
Hiện tại, AR đang được sử dụng trong các ứng dụng giải trí. Ví dụ như trò chơi di động Pokemon Go, trong đó người chơi phải cố gắng bắt các sinh vật ảo khi đang di chuyển trong thế giới thực.
Thực tế tăng cường được sử dụng như thế nào trong kinh doanh?
Ngày nay, các trường hợp sử dụng doanh nghiệp và kinh doanh là những ứng dụng AR thực tế chiếm ưu thế. Một số ví dụ bao gồm:
- Thiết kế và xây dựng: Được cho là ứng dụng phổ biến và hiệu quả nhất của AR ngày nay, các nhà thiết kế đang sử dụng thực tế tăng cường để xem các sản phẩm (hoặc cấu trúc) giả định trông như thế nào trong môi trường thực và thực hiện các chỉnh sửa ảo cho các sản phẩm hiện có mà không cần động tay vào chúng.
- Bảo trì và sửa chữa: Công nghệ AR có thể hướng dẫn kỹ thuật viên các bước sửa chữa, nâng cấp và bảo trì nhiều loại sản phẩm, từ thiết bị công nghiệp đến toàn bộ tòa nhà. AR cho phép các kỹ thuật viên làm việc trên thiết bị mà không cần phải tham khảo sách hướng dẫn in hoặc trang web, phủ các hướng dẫn chi tiết – thường là trực quan – lên trên chính máy móc đó.
- Giáo dục và đào tạo: Các doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ AR để cung cấp trải nghiệm phong phú khi đào tạo nhân viên, cho phép họ hình dung toàn diện hơn về các sản phẩm và khái niệm mới. Các trường học hiện đang cố gắng áp dụng AR.
- Chăm sóc sức khỏe: Công nghệ AR đã được đưa vào phòng phẫu thuật, với các lớp phủ hiển thị các bước quan trọng của một ca phẫu thuật, số liệu thống kê quan trọng của bệnh nhân,…
- Bán lẻ: Từ trang điểm ảo đến phòng thay đồ ảo, các doanh nghiệp đang sử dụng AR để mang đến cho người mua sắm bán lẻ trải nghiệm thực tế tăng cường được tân trang và hiện đại hóa khi mua sắm.
- Công nghệ: Các sản phẩm như Splunk Augmented Reality mang AR đến các công ty dịch vụ lớn để cải thiện phản ứng khi cúp điện và vẫn có được khả năng hiển thị đầy đủ toàn bộ dữ liệu của họ.
- Marketing: Các concept AR trên bao bì, tài liệu tại điểm bán hàng và thậm chí cả bảng quảng cáo mang đến cho các doanh nghiệp một cách hoàn toàn mới – và ấn tượng hơn nhiều – để tương tác trực tiếp với khách hàng.
Những thách thức tiếp theo
AR và VR vẫn còn trong giai đoạn sơ khai và chúng có một thời gian dài phát triển phía trước trước khi trở thành công nghệ chính thống thực sự. Một số thách thức kinh doanh và công nghệ được nhắc đến thường xuyên nhất bao gồm:
Những thách thức về công nghệ
- Khả năng xử lý trên thiết bị di động vẫn còn bị hạn chế: Thiết bị di động hiện nay vẫn còn khá hạn chế trong xử lý, nhưng kết nối người dùng với máy tính để bàn hoặc máy chủ là không thực tế. Sức mạnh xử lý của thiết bị di động sẽ phải mở rộng hoặc công việc sẽ phải được chuyển tải lên đám mây.
- Băng thông di động hạn chế: Trong khi xử lý dựa trên đám mây cung cấp giải pháp tiềm năng cho vấn đề của di động, thì băng thông của điện thoại di động vẫn còn quá chậm ở hầu hết các nơi để cung cấp xử lý video theo thời gian thực cần thiết. Điều này có thể sẽ thay đổi khi băng thông di động được cải thiện.
- Phát triển phức tạp: Thiết kế một ứng dụng AR hoặc VR rất tốn kém và phức tạp. Các công cụ phát triển sẽ cần trở nên thân thiện hơn với người dùng để giúp các lập trình viên có thể tiếp cận những công nghệ công nghệ này.
Thách thức trong kinh doanh
- Sự bất tiện của phần cứng VR: Việc đeo tai nghe thực tế ảo và không gian phòng chật hẹp thường làm giảm trải nghiệm người dùng. Các thiết bị đầu vào VR dưới dạng bộ điều khiển được cũng thường không trực quan, chưa đem lại được sự thoải mái khi dùng
- Xây dựng mô hình kinh doanh: Ngoài trò chơi điện tử, nhiều ứng dụng AR và VR vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, khả năng của chúng chưa được chứng minh cụ thể trong thế giới kinh doanh.
- Các vấn đề về bảo mật và quyền riêng tư: Phản ứng dữ dội đối với Google Glass ban đầu đã chứng minh rằng người dùng vẫn hoài nghi về sự gia tăng của máy ảnh và các tác động riêng tư của chúng. Nguồn cấp dữ liệu video được bảo mật như thế nào và các bản sao có được lưu trữ ở đâu đó không?
Mặc dù có những thách thức trên, nhưng những tiến bộ đáng kể đang diễn ra để mở đường cho các trường hợp ứng dụng trong thương mại và kinh doanh của AR và VR, đồng thời đưa chúng trở thành xu hướng phổ biến hơn nữa.
Tương lai của AR và VR
Chúng ta có quyền mong chờ một tương lai tươi sáng dành cho AR và VR, những năm tới chúng sẽ mang lại nhiều khả năng mới và được sử dụng rộng rãi hơn. Những cải tiến về chất lượng video, sức mạnh xử lý, băng thông di động và phần cứng AR/VR sẽ thúc đẩy sự chấp nhận phổ biến và chi phí phát triển cũng như độ phức tạp giảm xuống sẽ cung cấp nhiều tùy chọn hơn cho người sáng tạo khám phá. Các hệ thống theo dõi chuyển động của mắt và nét mặt sẽ từ từ khiến các bộ điều khiển cồng kềnh trở nên lỗi thời.
Trong khi game và giải trí sẽ tiếp tục thúc đẩy thị trường này, AR và VR cũng sẽ chứng kiến các ứng dụng thực tế mới nổi. Trong thế giới thực tế ảo, chúng bao gồm phẫu thuật hoàn toàn ảo, trong đó bác sĩ phẫu thuật chỉ thực hiện công việc của họ trong một môi trường mô phỏng và có robot thực hiện công việc thực tế. Trong thế giới AR, khả năng du hành hầu như đến bất cứ đâu được thực hiện nhờ một nền tảng công nghệ mới nổi có tên là Mirrorworld , nhằm tái tạo vũ trụ vật lý theo tỷ lệ 1:1. Giáo dục có thể sẽ tiếp tục chuyển sang mô hình ảo trên nền tảng AR và VR cả trong trường lớp và trong doanh nghiệp. Và cuối cùng, các nhà bán lẻ sẽ tiếp tục dựa vào các ứng dụng AR để nâng cấp trải nghiệm mua sắm ảo, dần dần, nhu cầu về mặt tiền cửa hàng vật lý sẽ trở nên lỗi thời.
Hy vọng những thông tin Tech Town mang đến ở trên sẽ hữu ích đối với doanh nghiệp. Nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm một công ty phát triển ứng dụng AR VR uy tín, đội ngũ kỹ sư trình độ cao với chi phí hợp lý, Tech Town tự tin trở thành sự lựa chọn đúng đắn của doanh nghiệp bạn.
Tech Town là công ty công nghệ đến từ Việt Nam, có văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Hà Lan,… Chúng tôi mang đến dịch vụ phát triển ứng dụng AR & VR dành cho doanh nghiệp, tối ưu hóa việc truyền tải nội dung bằng các công nghệ nhập vai, tăng cường hiệu suất hoạt động của các hệ thống phi tập trung, nâng cao trải nghiệm khách hàng và làm hài lòng người dùng thế hệ tiếp theo. Trong hơn 4 năm hoạt động, Tech Town đã trở thành đối tác công nghệ uy tín được tín nhiệm bởi startups và enterprises đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Canada, Hà Lan, Nhật Bản, Anh Quốc cùng các quốc gia phát triển khác.
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu doanh nghiệp bạn có bất kỳ thách thức nào về mặt công nghệ!