Xây dựng và phát triển sản phẩm MVP (Minimum Viable Product) theo mô hình Lean startup
Trong ngành công nghiệp phát triển phần mềm hiện nay, chúng ta thường biết đến những quy trình xây dựng hay mô hình phát triển phần mềm như Scrum, Agile, Waterfall hay Spiral. Điểm chung của chúng là đều tiêu chuẩn hóa từng giai đoạn trong phát triển phần mềm, tăng cường sự kết nối nhóm, tất cả nhằm mục đích làm cho toàn bộ dự án được “trơn tru” hơn. Mô hình lean startup trong quy trình Agile đã có hơn 15 năm được vận hành, có thể phân biệt nó dễ dàng với các mô hình khác là không có bất kỳ quy tắc nào ở các khâu, mà mấu chốt là Kinh Nghiệm. Giờ hãy cùng Tech Town khám phá sâu hơn về mô hình lean startup và ý nghĩa của MVP.
Mô hình lean startup – Thay đổi linh hoạt nhưng vẫn giữ được cốt lõi
Eric Ries – Tác giả của cuốn sách nổi tiếng The Lean Startup đã chỉ ra một kỹ thuật được coi là kim chỉ nam cho các startups, giúp họ kiểm tra nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm tương lai, giảm thiểu được rủi ro sản phẩm không được đón nhận nhờ nhanh chóng thay đổi để phù hợp với người dùng. Đó là MVP – Minimum Viable Product. Vậy MVP là gì, chúng tôi sẽ giải thích ngay sau đây.
The Lean Startup – Eric Ries
Phát triển MVP theo mô hình lean startup
MVP là một khái niệm chủ chốt trong mô hình lean startup, đó là một sản phẩm phần mềm với vừa đủ các tính năng để đáp ứng cho những người dùng/ tệp khách hàng đầu tiên. Sau đó trải qua nhiều lần sửa đổi, phát triển thêm theo ý kiến người dùng và dần hoàn thiện sản phẩm theo thời gian.
Phát triển MVP theo mô hình lean startup có 3 giai đoạn lặp lại theo chu kỳ, cụ thể như sau:
- Build: Xây dựng một MVP có các tính năng cốt lõi và cơ bản nhất, những tính năng này được coi là phần “xương sống” và thường ít bị loại bỏ trong tương lai, mức độ về kỹ thuật dựa theo khả năng của đội ngũ phát triển và giới hạn ngân sách ban đầu. Những tính năng được xây dựng trong phiên bản MVP này có thể thay đổi hoặc nâng cấp trong tương lai, vì vậy sự hoàn thiện các chức năng chỉ gói gọn trong mục tiêu “tạo ra sản phẩm có tính khả dụng”.
- Measure: Giới thiệu sản phẩm đến một nhóm khách hàng tiềm năng để họ đánh giá tính khả dụng và tính thực tiễn của sản phẩm. Dựa vào đánh giá và phản hồi từ họ, startups có thể biết được mình có đang đi đúng hướng hay không, cần điều chỉnh hay lên chiến lược tiếp theo như thế nào.
- Learn: Là sự học hỏi có kiểm chứng dựa trên kết quả đo lường cụ thể, chỉ ra rằng sự thay đổi nào là cần thiết, cần phát triển thêm phần nào, loại bỏ tính năng nào trong bản MVP tiếp theo.
Có thể thấy được vòng lặp trên tạo ra một MVP tiếp cận khách hàng nhanh chóng, nhận được sự phản hồi nhanh hơn, ít rủi ro hơn và tiết kiệm hơn. Cứ lặp lại như vậy, nhưng phiên bản MVP tiếp theo sẽ dần hoàn thiện theo thời gian mà vẫn giữ được mục đích cốt lõi, trên hết là đảm bảo được tính “khả dụng” của sản phẩm.
MVP (Minimum Viable Product) theo mô hình Lean startup
Chọn “người dùng” hay “doanh thu”
Đặc trưng của phát triển sản phẩm theo mô hình lean là gì, đó chính là sự kết nối giữa Business và Product.
Khi bắt đầu xây dựng sản phẩm, chúng ta cần quan tâm đến 2 mục đích đó là thỏa mãn User và Business:
- User Goals: Xác định User Types — Needs — Motivations — Behaviors — Outcomes.
- Business Goals: Operations — Offerings — Outcomes — Mission.
Nhiệm vụ của phát triển sản phẩm là phải cân bằng được 2 mục tiêu trên, bởi vì chúng ta không thể đồng thời thỏa mãn cả 2. Người dùng luôn muốn mọi thứ nhưng startups chưa thể đáp ứng ngày được, lợi nhuận là trên hết, nhưng vẫn phải khiến người dùng bằng lòng bỏ tiền chứ không phải ép buộc. Điều đó tạo ra một vòng xoáy “chọn người dùng hay doanh thu”, và chúng ta cần những từ khóa để dẫn dắt người phát triển là: Tầm nhìn – Lèo lái – Tăng tốc.
Đó là những gì được thể hiện trong phương pháp lean startup, Tầm nhìn giúp startups định hình sản phẩm, cần đạt mục tiêu nào trong thời điểm nào, tạo ra các điểm mấu chốt để giúp sản phẩm đi đúng hướng qua từng phiên bản MVP.
Lưu ý khi xây dựng phiên bản MVP đầu tiên
Để bắt đầu phát triển một MVP đầu tiên, chúng ta cần đặt ra các mục tiêu để từ đó có được hình dung về sản phẩm ngay từ giai đoạn ban đầu. Để đưa ra được các mục tiêu đó, cần một tầm nhìn chung để mọi thành viên hướng đến.
Ví dụ khi startups xây dựng một sản phẩm app service, hầu như bản MVP đầu tiên bắt buộc phải có chức năng Login. Bất kỳ ai cũng có thể hình dung được chức năng này hoạt động như thế nào, thế nhưng từng lĩnh vực và mục đích khác nhau đều có những khác biệt.
Dưới góc độ người phát triển, tính năng Login luôn nằm trong bộ chức năng: Login – Sign Up, Forgot Password, sâu hơn nữa, chúng sẽ phân theo lớp Account. Có rất nhiều tình huống phân loại các phương diện về địa lý, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, đặc trưng đối tượng,… Mỗi trường hợp đều có những nhu cầu khác nhau. Ví dụ:
- App làm cho người dùng trên toàn thế giới phải có ngôn ngữ mặc định là tiếng Anh.
- App làm cho người trẻ thường có màu sắc trẻ trung, năng động, nhiều lựa chọn Sign Up qua nhiều nền tảng khác nhau.
- App làm cho người già thường có phong cách tối giản, chữ to, dễ đọc, dễ thao tác.
- App cần bảo mật đăng nhập thường có các lớp Login xác thực nhiều lần, xác thực vân tay, capcha,…
- App cần đăng nhập nhanh thường lưu phiên đăng nhập, gợi ý tài khoản đăng nhập,…
Phiên bản MVP đầu tiên sẽ giúp startup tiếp cận được khách hàng nhanh chóng, sớm kiểm tra được phản ứng của thị trường đối với sản phẩm, từ đó điều chỉnh sản phẩm kịp thời. Chúng tôi cho rằng đó là những giá trị lớn nhất mà startups nhận được từ phát triển MVP theo mô hình lean startup.
Dịch phát triển MVP tại Tech Town
Nắm rõ được nhu cầu phát triển MVP của startups, Tech Town sẽ giúp các bạn phát triển sản phẩm MVP theo mô hình lean startup với chi phí tối ưu, tích hợp các tính năng cốt lõi mà vẫn đảm bảo giao diện đẹp và thân thiện, mang lại trải nghiệm hấp dẫn cho đối tượng mục tiêu và gây ấn tượng tốt đối với họ.
Đội ngũ của chúng tôi là những kỹ sư và designer dày dạn kinh nghiệm phát triển phần mềm tùy chỉnh cho startups, chúng tôi có thể tham gia vào bất kỳ giai đoạn nào trong dự án phát triển sản phẩm phần mềm như: Xây dựng prototype để startups trình bày với nhà đầu tư, phát triển MVP, phát triển phần mềm hoàn chỉnh hay bảo trì và nâng cấp phần mềm… Chúng tôi rất hân hạnh được trở thành đối tác công nghệ của startups.
Bạn có một ý tưởng, Tech Town có thể biến nó thành hiện thực. Hãy liên hệ với chúng tôi để thảo luận về ý tưởng của bạn.
TECH TOWN – TECHNOLOGY SOLUTIONS FOR YOUR BUSINESS
CONTACT US:
📞Phone: +84 81-716-0331
🌐Website: https://techtown.asia
📧Email: info@techtown.asia
📍Address: Floor 6, Vinhomes Central Park, No 208 Nguyen Huu Canh, Ward 22, Binh Thanh District , HCMC.
– Japan Representative : Floor 7, Honmachi Minami Garden City, 3-6-1 Kitakyuhoji Machi, Chuo-Ku, Osaka, 541-0057, Japan
– United States Representative office: 10802 Capital Ave, Garden Grove, CA 92843, United States
– Canada Representative office: 100 City Centre Dr. Unit 206 – Level 1, Mississauga, ON, L5B 2C9